top of page

Có nên làm lễ tân khách sạn? Vui buồn nghề lễ tân

Để trả lời cho câu hỏi “Có nên làm lễ tân khách sạn?” hay không, mời bạn đọc bài viết sau đây để khám phá những điều chưa biết về nghề lễ tân khách sạn nhé.

Lễ tân là gì? Có nên làm lễ tân khách sạn?

Lễ tân, lễ tân khách sạn hay nhân viên lễ tân là những người làm việc tại bộ phận tiền sảnh trong khách sạn; có nhiệm vụ trả lời điện thoại, tiếp nhận và cung cấp thông tin, giải quyết những yêu cầu của khách, chào đón và làm các thủ tục nhận/ trả buồng cho khách theo yêu cầu... Lễ tân thường là người đầu tiên tiếp xúc và làm việc với khách hàng, đảm bảo gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp, quyết định sự thành công trong giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu khách sạn, thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành.

Lễ tân là “bộ mặt” của khách sạn, quyết định sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh của khách sạn đến khách hàng.

Vậy có nên làm lễ tân khách sạn hay không, hãy cùng lắng nghe những tâm sự vui buồn nghề lễ tân khách sạn được chúng tôi ghi lại từ lời kể của một lễ tân làm việc lâu năm trong ngành khách sạn sau đây.

Có thể bạn quan tâm: front office là gì

Luôn trong tâm thế sẵn sàng Một ngày làm việc của lễ tân khách sạn giống như guồng quay không có lúc nào dừng lại. Bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, bởi khách có thể yêu cầu bất cứ điều gì. Bạn không thể đoán trước những gì sẽ xảy ra trong ngày. Chẳng hạn, bất chợt một vị khách gọi đến và nói: “Tôi sẽ tới nghỉ ở khách sạn vào ngày mai. Làm ơn bố trí một phòng có sâm panh, hoa hồng và nước đủ ấm để có thể tắm ngay khi chúng tôi tới nơi”. Bạn thậm chí còn không biết cụ thể họ sẽ đến vào lúc nào. Cho nên bạn phải đảm bảo nước ấm luôn sẵn sàng. Không có giới hạn công việc cụ thể

Lễ tân được ví là “cỗ máy” làm việc không biết mệt mỏi.

Công việc lễ tân không chỉ dừng lại ở trực điện thoại, làm thủ tục check-in, check-out cho khách, … nhân viên lễ tân hàng ngày phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận và xử lý mọi vấn đề phát sinh, lời phàn nàn hay góp ý từ khách về chất lượng dịch vụ tại khách sạn một cách chuyên nghiệp, khéo léo và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, lễ tân đôi khi cũng được nhờ giúp những công việc khác như: đặt nhà hàng ăn, mua vé tham quan, bắt taxi, sắp xếp tour du lịch… công việc vô cùng đa dạng, không giới hạn một nhiệm vụ cụ thể, từ đó chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều thú vị, bổ ích có thể sẽ dùng đến trong tương lai.

Luôn lạc quan vô điều kiện và không biết mệt mỏi

Thậm chí khi biết rõ mình không thể làm được việc này việc kia, nhưng chúng tôi không bao giờ từ chối khách hàng hoặc nói thẳng thừng với họ rằng, chúng tôi không thể. Đó là phương châm làm việc của tôi. Tôi thường bảo đội ngũ nhân viên của mình rằng, bằng mọi cách chúng ta phải làm khách hàng hài lòng. Quy tắc số một là không bao giờ từ bỏ.

Có “mạng lưới” quan hệ đáng mơ ước

Việc hàng ngày tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng đến từ nhiều nơi cả trong và ngoài nước giúp lễ tân mở rộng đáng kể các mối quan hệ xã hội, từ đó, có cơ hội tìm hiểu được nhiều nét đặc trưng văn hóa, tâm lý khách hàng, rèn luyện khả năng giao tiếp ngoại ngữ cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của từng vùng miền, giúp quá trình tư vấn và bán dịch vụ được thuyết phục và đạt hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng thường xuyên được các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quầy lưu niệm, tiệm spa… mời đến trải nghiệm, tham quan và đề nghị giới thiệu sản phẩm của họ đến khách lưu trú.

Hầu hết lễ tân đều nhận được lời cảm ơn từ khách

Hạnh phúc của người lễ tân là sự hài lòng của khách hàng.

Hầu hết khách trân trọng những gì mà các lễ tân làm cho họ. Bằng chứng là chúng tôi thường nhận được những món quà thay cho lời cảm ơn khi họ rời khách sạn, cả vào dịp cuối năm. Bởi vậy, chúng tôi luôn cố gắng phục vụ hết mình, vì khi khách hàng hài lòng thì bản thân lễ tân cũng vô cùng hạnh phúc.

Mức lương hấp dẫn

Tùy thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất và khối lượng công việc ở mỗi nơi mà quy định mức lương tương ứng cho nhân viên lễ tân. Nhìn chung, lương lễ tân không quá cao nhưng lại khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 5-10 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương cơ bản, các chế độ đãi ngộ theo quy định, lễ tân còn được hưởng các khoản chia service charge (phí dịch vụ). Mức service charge thường khoảng từ 5-10% tổng giá trị (tiền dịch vụ) khách đã sử dụng.

Nhiều cơ hội thăng tiến

Lễ tân là bộ phận có cơ hội thăng tiến khá nhanh và hấp dẫn: từ nhân viên lễ tân, khi đã trau dồi và tích lũy đầy đủ các kỹ năng cần thiết qua các năm, không ngừng học hỏi để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của cấp trên, nhu cầu của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể phát triển lên thành Giám sát Lễ tân– Trưởng bộ phận Lễ tân – Phó Tổng Giám đốc – Tổng Giám đốc. Ngoài ra, lễ tân cũng có thể xin điều chuyển qua những bộ phận khác trong khách sạn nếu muốn.

Không có công việc nào là dễ dàng và cũng chẳng có vị trí nào quá khó. Hy vọng qua tâm sự vui buồn của nghề lễ tân phía trên, bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho thắc mắc có nên làm lễ tân không. Chúc bạn thành công với con đường mà mình sẽ chọn.

Theo dõi các bài viết của khoinghiep708.wixsite.com/nghenhahangkhachsan để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

© 2023 by Salt & Pepper. Proudly created with Wix.com

bottom of page